10 vấn đề về sơn thường gặp

Bản thân một thùng sơn chưa phải là một sản phẩm hoàn chỉnh, nó chỉ là một sản phẩm hoàn chỉnh khi được sơn lên tường và khô tạo thành lớp hoàn thiện. Để một sản phẩm sơn tốt đến tay người tiêu dùng cần cả hai điều kiện là bản thân sản phẩm sơn tốt và đội ngũ thi công tuân thủ đầy đủ kỹ thuật thi công.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những sự cố về sơn phổ biến trên thị trường và nguyên nhân của nó. Đâu là nguyên nhân của nó? Nguyên nhân do sản phẩm kém chất lượng? Thi công không đúng? Hay bản thân công trình có vấn đề ảnh hưởng đến sơn?

 

01. SƠN BONG TRÓC PHỒNG RỘP

1. Hiện tượng

- Màng sơn ở một số chỗ bị phồng lên, phồng rộp luôn đi kèm với hiện tượng bong tróc. Hiện tượng phồng rộp chỉ quan sát được sau khi sơn được một thời gian ( từ vài tuần trở lên).

Lớp sơn tường bị phồng rộp

2. Nguyên nhân

- Phồng rộp xảy ra khi trong tường có nhiều hơi ẩm. Sau một thời gian, hơi nước từ trong tường sẽ đẩy màng sơn phồng lên. Vị trí thường gặp chân tường do tường hút ẩm từ sàn lên, những vị trí tường bị thấm vào.

- Màng sơn có đặc tính thở kém nên lượng hơi ẩm khó thoát ra ngoài màng sơn, làm cho màng sơn bị phồng lên.

- Màng sơn bị nứt nên nước thấm vào màng sơn.

- Độ bám dính của sơn không tốt do sơn có lượng nhựa thấp hoặc do bề mặt tường chưa được vệ sinh kỹ, còn dầu mỡ.

3. Phòng tránh

- Bảo đảm bề mặt tường đạt độ khô cần thiết (độ ẩm dưới 15%).

- Xử lý chống thấm các khu vực dễ bị ngấm ẩm.

- Sử dụng sơn có đặc tính thở tốt, có độ bám dính tốt.

- Vệ sinh sạch bề mặt tường trước khi thi công.

- Tránh sơn 1 lớp sơn phủ hệ dầu lên lớp sơn phủ hệ nước.

- Tránh sơn khi bề mặt tường quá nóng.

4. Khắc phục

- Cạo bỏ lớp sơn bên ngoài để cho hơi ẩm trong tường bay hết, khô đến mức yêu cầu (4-6 tuần).

- Xử lý triệt để các nguồn gây ẩm ( vết nứt, nơi có độ ẩm cao…).

- Làm vệ sinh bề mặt sạch sẽ, loại bỏ muối, bụi, các chất dầu mỡ bằng phương pháp thích hợp.

- Tiến hành sơn lại theo hệ thống:

+ 2 lớp sơn lót

+ 2 lớp sơn hoàn thiện.

 

02. SƠN BỊ LOANG MÀU

1. Hiện tượng

 Sơn bị loang lổ chỗ đậm chỗ nhạt

2. Nguyên nhân

- Không dùng sơn lót, hoặc sơn lót chưa đủ lớp

- Tường có tính kiềm quá mạnh, trong cát nước có muối, kiềm

- Sơn mầu khi sơn lót chưa kịp khô

- Tường có vết nứt ngấm ẩm vào

3. Phòng tránh

- Bảo đảm bề mặt tường đạt độ khô cần thiết (độ ẩm dưới 15% hoặc chờ 3 tuần sau khi trát xong). - Cần có biện pháp che chắn khi trời mưa.Và có biện pháp thích hợp để làm khô tường khi cần tiến độ gấp ( dùng quạt công nghiệp…)

- Xử lý chống thấm các khu vực dễ bị ngấm ẩm (lan can, bồn hoa, chân tường…)

- Luôn xử dụng sơn lót chống kiềm

-Tuân thủ đúng các hướng dẫn thi công ( tỷ lệ pha nước, thời gian giữa các lớp sơn, điều kiện thời tiết…)

4. Khắc phục

- Cạo bỏ lớp sơn bên ngoài để cho hơi ẩm trong tường bay hết, khô đến mức yêu cầu (4-6 tuần) nếu tường ẩm.

- Xử lý triệt để các nguồn gây ẩm ( vết nứt, nơi có độ ẩm cao…).

- Làm vệ sinh bề mặt sạch sẽ, loại bỏ muối, bụi, các chất dầu mỡ bằng phương pháp thích hợp.

- Tiến hành sơn lại theo hệ thống:

+ 2 lớp sơn lót

+ 2 lớp sơn hoàn thiện.

 

03. SƠN BỊ BAY MÀU

1. Hiện tượng

- Sơn bị phai mầu, nhạt mầu tưng đối đều, gặp ở sơn ngoại thất.

2. Nguyên nhân

- Tinh mầu trong sơn kém chất lượng

- Dùng mầu quá đậm cho các loại sơn mịn, do sơn mịn có khả năng giữ mầu kém

- Sử dụng các mầu không bền ở ngoài trời : Tím, Đỏ, Hồng, Xanh da trời đậm

3. Phòng tránh

- Dùng sơn tinh mầu chất lượng cao

- Không dùng mầu quá đậm cho sơn mịn ngoài trời

- Tránh sử dụng các mầu có tông Tím, Đỏ, Hồng, Xanh da trời đậm cho sơn ngoài trời

4. Khắc phục

- Cạo bỏ lớp sơn bên ngoài để cho hơi ẩm trong tường bay hết, khô đến mức yêu cầu (4-6 tuần) nếu tường ẩm.

- Xử lý triệt để các nguồn gây ẩm ( vết nứt, nơi có độ ẩm cao…).

- Làm vệ sinh bề mặt sạch sẽ, loại bỏ muối, bụi, các chất dầu mỡ bằng phương pháp thích hợp.

- Tiến hành sơn lại theo hệ thống:

+ 2 lớp sơn lót

+ 2 lớp sơn hoàn thiện.

- Chọn mầu khác là mầu bền cho sơn ngoài trời

 

04. SƠN BỊ NẤM MỐC

1. Hiện tượng

- Xuất hiện rêu mọc xanh hoặc màu sẫm trên bề mặt tường tại các kẽ nứt, chỗ phồng rộp, chỗ bị ẩm.

2. Nguyên nhân

- Sơn được thi công khi tường chưa đạt độ khô cần thiết ( độ ẩm dưới 15% hoặc chờ 3 tuần từ ngày trát tường xong)

- Chất lượng sơn kém (tính năng chống rêu mốc không hiệu quả)

- Sử dụng sơn trong nhà cho tường ngoài trời.

- Tường có vết nứt và bị ngấm ẩm cũng gây ra sự cố rêu mốc.

- Sơn quá loãng, màng sơn quá mỏng

3. Phòng tránh

- Bảo đảm bề mặt tường đạt độ khô cần thiết ( độ ẩm dưới 15% hoặc chờ 3 tuần sau khi trát xong)

- Xử lý chống thấm các khu vực dễ bị ngấm ẩm (lan can, bồn hoa, chân tường…)

- Sử dụng sơn có khả năng chống rêu mốc, vi sinh tốt.

- Tuân thủ đúng các hướng dẫn thi công (tỷ lệ nước pha, thời gian giữa các lớp sơn, điều kiện thời tiết…)

4. Khắc phục

- Cạo bỏ lớp sơn bên ngoài để cho hơi ẩm trong tường bay hết, khô đến mức yêu cầu (4-6 tuần).

-Xử lý triệt để các nguồn gây ẩm ( vết nứt, nơi có độ ẩm cao…)

-Sử dụng hóa chất tẩy rửa và diệt rêu mốc để xử lý lớp rêu mốc trên tường.

-Làm vệ sinh bề mặt sạch sẽ.

-Tiến hành sơn lại theo hệ thống:

+ 2 lớp sơn lót.

+ 2 lớp sơn hoàn.

 

05. SƠN BỊ BONG TRÓC THÀNH MẢNG

1. Hiện tượng

- Màn sơn bị bạc sau một thời gian chịu nắng và thời tiết. Màu bị bạc thành từng mảng đồng nhất. Có sự khác nhau giữa những vùng trong bóng râm và những vùng tiếp xúc trực tiếp với nước mưavà ánh nắng mặt trời đối với cùng một màu sơn.

2. Nguyên nhân

- Dùng sơn trong nhà cho tường ngoài trời.

- Sử dụng sơn có chất lượng các loại bột kém.

- Sơn bị pha quá loãng.

- Môi trường khắc nghiệt hoặc ô nhiễm.

3. Phòng tránh

- Dùng đúng hệ thống và loại sơn thích hợp, không nên sử dụng các loại sơn trong nhà cho tường ngoài trời.

- Dùng các loại sơn tốt có chứa các loại bột chất lượng cao

- Pha sơn và thi công sơn theo đúng hướng dẫn.

4. Khắc phục

- Cạo bỏ lớp sơn bên ngoài để cho hơi ẩm trong tường bay hết, khô đến mức yêu cầu (4-6 tuần).

- Xử lý triệt để các nguồn gây ẩm ( vết nứt, nơi có độ ẩm cao…).

- Làm vệ sinh bề mặt sạch sẽ, loại bỏ muối, bụi, các chất dầu mỡ bằng phương pháp thích hợp.

- Tiến hành sơn lại theo hệ thống:

+ 2 lớp sơn lót

+ 2 lớp sơn hoàn thiện.

 

06. SƠN BỊ KHÁC MÀU

1. Hiện tượng

- Trên tường có các vùng màu sắc khác nhau thành từng mảng có ranh giới rõ rệt, ở những chỗ dặm vá.

2. Nguyên nhân

- Dùng sơn không đúng loại sơn ban đầu để dặm vá

- Sơn chưa đủ lớp nên màu sắc khác nhau

- Thời gian sơn lại cách nhau quá lâu sẽ gây khác màu.

- Sơn cách nửa, hoặc chỗ giáp mí lăn không đều.

- Mảng tường có sơn lót và không có sơn lót sẽ có màu khác nhau (rất thường gặp khi dặm vá).

- Các loại sơn có độ bóng cao khi sơn lên tường không phẳng sẽ thấy khác màu do độ bóng không đều.

- Pha nước không đều nên màu khác nhau.

- Dụng cụ thi công khác nhau

3. Phòng tránh

- Kiểm tra màu sơn, loại sơn trước khi dặm vá ( bôi thử lên tường cũ, chờ khô xem có đúng màu hay không)

- Thi công:

+Pha sơn với tỷ lệ đều nhau. Dùng cùng 1 dụng cụ khi thi công trên 1 mảng tường

+Không sơn cách nửa, hạn chế dặm vá trên lớp sơn hoàn thiện khi 2 lần sơn cách nhau quá lâu. Khi bắt buộc dặm vá, cần sơn nguyên cả mảng tường. Sơn cùng 1 hệ thống cho cùng 1 mảng tường. Với các loại sơn có độ bóng cao phải chuẩn bị bề mặt tường thật phẳng và tránh dặm vá khi thi công sơn bóng.

4. Khắc phục

- Sơn lại 1 hoặc 2 lượt trên cả mảng tường bị khác màu

- Nếu màu chỉ khác nhau ở một khu vực nhỏ khi dặm vá thì có thể thử một vài tỷ lệ pha nước khác nhau cho trùng màu rồi tán rộng qua phần tường cũ để xóa vết khác màu. Chú ý làm vệ sinh bề mặt sạch sẽ. Dùng sơn lót để tăng độ bám dính trong trường hợp sơn đã lâu, bề mặt chai cứng khó bám sơn.

 

07. SƠN BỊ NỨT MÀNG SƠN

1. Hiện tượng

- Bề mặt sơn bị nứt nẻ

2. Nguyên nhân

- Sử dụng loại sơn chất lượng thấp có hàm lượng bột độn nhiều, tỷ lệ nhựa ít.

- Sơn quá nhiều lớp sơn, sơn quá dày

- Xử lý bề mặt chưa tốt

3. Phòng tránh

- Xử lý bề mặt tốt

- Sơn vừa đủ độ dày

- Dùng sơn chất lượng cao

4. Khắc phục

- Cạo bỏ toàn bộ lớp sơn bị nứt

- Sơn lại bằng loại sơn tốt, độ dày phù hợp

 

08. SƠN BỊ PHẤN HÓA

1. Hiện tượng

- Trên màng sơn có lớp bột mỏng, xoa tay lên màng sơn dính bột vào

2. Nguyên nhân

- Tỷ lệ nhựa trong sơn quá ít

- Hệ sơn trong nhà đem sử dụng ngoài trời

- Không dùng loại nhựa acrylic thích hợp

- Pha quá nhiều nước

- Màng sơn bị lão hóa theo thời gian

3. Phòng tránh

- Không dùng sơn trong nhà thay cho sơn ngoài trời

- Dùng sơn có nhựa phù hợp có chất lượng cao

- Không pha sơn quá loãng

4. Khắc phục

- Nếu không quá nghiêm trọng, có thể lau hay rửa sạch lớp bột.

- Nếu cần sơn lại thì phải cạo sạch lớp sơn cũ và thi công hệ sơn mới.

 

09. MÀNG SƠN BỊ NHĂN

1. Hiện tượng

Màng sơn bị nhăn hay co rúm lại. Bên trong màng sơn bị nhăn, sơn thường chưa khô và mềm.

2. Nguyên nhân

- Sơn quá dày hoặc thi công trong môi trường quá nóng, lớp sơn bên dưới chưa khô hoàn toàn

- Dùng con lăn không thích hợp

3. Phòng tránh

- Sơn đúng độ dày, dùng dụng cụ thích hợp

- Dùng đúng loại dung môi.

- Không thi công trong điều kiện quá nóng.

4. Khắc phục

- Cạo sạch vùng sơn bị nhăn, làm sạch bề mặt đề cho khô.

- Sơn lại đầy đủ hệ sơn.

 

10. SƠN BỊ SÙI CÁC BỌT NHỎ

1. Hiện tượng

- Sơn bị sùi các bọt nhỏ dầy sau thời gian sử dụng

2. Nguyên nhân

- Nhựa kém chất lượng làm sùi hạt nhỏ sau thời gian sử dụng

3. Phòng tránh

- Dùng sơn chất lượng tốt

4. Khắc phục

- Cạo sạch vùng sơn bị sùi, làm sạch bề mặt đề cho khô.

- Sơn lại đầy đủ hệ sơn.

Đọc thêm

0 đánh giá 10 vấn đề về sơn thường gặp

5
5
0 đánh giá
4
0 đánh giá
3
0 đánh giá
2
0 đánh giá
1
0 đánh giá
Chọn đánh giá
Messenger
Chat ngay
Chat hỗ trợ
Chat ngay