Các bước định giá sản phẩm hiệu quả

Tầm quan trọng mà việc định giá sản phẩm mang lại 

Giá thành của sản phẩm được xem là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của các doanh nghiệp kinh doanh. Bởi trong môi trường đầy cạnh tranh, khách hàng có thể so sánh và lựa chọn sản phẩm có giá thành phù hợp.

Tầm quan trọng mà việc định giá sản phẩm mang lại 

Việc định giá cho sản phẩm giữ vai trò quan trọng tại nhiều khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp như:

  • Là một trong bốn công cụ thuộc chiến lược Marketing 4P.
  • Có tác động đáng kể đến giá trị lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • Là tác nhân có ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
  • Khả năng thể hiện được cách mà doanh nghiệp định vị sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh có trên thị trường.
  • Sự thay đổi của giá thành sẽ có những tác động đáng kể về mọi mặt của một doanh nghiệp.

 

Các phương pháp giúp định giá sản phẩm hiệu quả 

Định một mức giá hợp lý cho sản phẩm sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Nhưng làm thế nào thì việc định giá đó mới thực sự đem lại hiệu quả? Các phương pháp được chia sẻ dưới đây có thể giúp bạn.

Dựa trên điểm hòa vốn 

Định giá dựa trên điểm hoà vốn là phương pháp thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá có khả năng kiểm soát chi phí cùng lượng lớn các sản phẩm. Trong đó, các doanh nghiệp sẽ dựa trên mối quan hệ giữa điểm hoà vốn, định phí và biến phí để đưa ra giá thành cụ thể cho sản phẩm.

Dựa trên điểm hòa vốn

Dựa trên điểm hòa vốn

Với phương pháp này, doanh nghiệp thường áp dụng theo hai hướng sau:

  • Hướng 1: Đặt ra mục tiêu điểm hoà vốn, sau đó xác định chi phí sản xuất sản phẩm, ước tính mức biến phí và áp dụng theo công thức: Giá sản phẩm = (Định phí / Điểm hoà vốn) x Biến phí.
  • Hướng 2: Ước chừng giá sản phẩm, sau đó xác định chi phí sản xuất sản phẩm, ước tính mức biến phí, điều chỉnh mức giá của điểm hoà vốn sao cho phù hợp với tình hình, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và áp dụng công thức: Giá sản phẩm = Định phí / (Giá sản phẩm - Biến phí).

Theo giá trị bổ sung 

Theo giá trị bổ sung là phương pháp được được áp dụng trong các chiến lược cạnh tranh trực tiếp của sản phẩm doanh nghiệp với một hay nhiều sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trong cùng một phân khúc khách hàng để khẳng định vị thế thương hiệu của mình trên thị trường.

Cơ chế của phương pháp này là so sánh giá trị sản phẩm của doanh nghiệp mình với đối thủ.

Theo giá trị dịch vụ/sản phẩm 

Phương pháp định giá theo giá trị dịch vụ/sản phẩm sẽ hoàn toàn được tính dựa trên các giá trị của sản phẩm, dịch vụ mang lại cho khách hàng chứ không phải dựa trên những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra.

Định giá theo giá trị của sản phẩm, dịch vụ

Định giá theo giá trị của sản phẩm, dịch vụ

Với phương pháp này, doanh nghiệp sẽ quyết định giá của sản phẩm bằng cách căn cứ vào những yếu tố sau:

  • Thiết kế và chất lượng của sản phẩm so với đối thủ.
  • Các tính năng của sản phẩm.
  • Những trải nghiệm sử dụng mà khách hàng nhận được từ sản phẩm.
  • Giá trị thương hiệu và độ khan hiếm của sản phẩm trên thị trường.

Định giá Markup 

Markup là phương pháp định giá vô cùng phổ biến trên thế giới, được áp dụng rộng rãi bởi các cửa hàng nhỏ lẻ và rất nhiều doanh nghiệp với quy mô kinh doanh đa dạng. Đây là phương pháp dễ sử dụng, dễ tính toán và có thể điều chỉnh linh hoạt dựa trên chiến lược doanh nghiệp và tình hình thị trường.

Với cách này, doanh nghiệp có thể định giá sản phẩm bằng cách tính tổng các chi phí sản xuất và khoảng lợi nhuận từ mỗi sản phẩm.

Các bước giúp doanh nghiệp định giá sản phẩm 

Để có thể định giá cho sản phẩm của doanh nghiệp một cách hiệu quả, bạn có thể áp dụng các bước sau.

Tính giá vốn 

Giá vốn của sản phẩm là tổng chi phí sản xuất hay nhập sản phẩm với một số những chi phí bổ sung bất kỳ khi cần thiết như chi phí vận chuyển, marketing, xử lý, nhân công,.. để luôn đảm bảo có đầy đủ hàng để bán.

Tính giá vốn sản phẩm

Tính giá vốn sản phẩm

Giá vốn được xác định với công thức: Giá vốn = Giá thành sản phẩm + Các chi phí phát sinh.

Nghiên cứu thị trường 

Trước khi định giá bán cụ thể cho sản phẩm, bạn cần tiến hành xác định một cách rõ ràng nhóm phân khúc thị trường mà doanh nghiệp của bạn đang hướng tới. Bởi chỉ khi bạn nắm được các đối tượng khách hàng tiềm năng thì bạn mới có thể đưa ra được mức giá mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. 

Xác định lợi nhuận 

Một cách làm vừa an toàn vừa đơn giản lại vô cùng phổ biến được hầu hết các doanh nghiệp áp dụng trong định giá sản phẩm chính là lấy giá gốc nhân đôi lên để ra được giá bán. Cách này sẽ đảm bảo mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về được sẽ là 100%.

Tuy nhiên, bạn có thể điều chỉnh giá bán tuỳ theo lĩnh vực hay mô hình kinh doanh của doanh nghiệp để mang về mức lợi nhuận phù hợp.

Đặt giá bán lẻ 

Sau khi đã xác định được lợi nhuận mong muốn, bạn cần đặt ra mức giá bán lẻ sau cùng để thu được lợi nhuận theo đúng kỳ vọng bằng cách áp dụng công thức sau: Giá bán lẻ = Giá vốn + (Giá gốc x %lợi nhuận mong muốn).

Đặt giá bán lẻ 

Để chắc chắn việc định giá là phù hợp, bạn nên nghiên cứu và so sánh với các đối thủ khác và xem lại giá bán của mình xem nó có khả thi hay không để tiến hành điều chỉnh

Đặt giá bán sỉ 

Nếu bạn là một nhà sản xuất sản phẩm trực tiếp thì bạn có thể cùng lúc vừa bán lẻ vừa bán sỉ. Khi đặt giá bán sỉ, bạn cần lưu ý cách đặt để nó không ảnh hưởng đến lợi nhuận chênh lệch giữa giá bán lẻ và giá bán sỉ.

Đồng thời đẩy giá bán lẻ lên cao để tránh tạo nên xung đột lợi ích với các đối tác bán lẻ nhập hàng của doanh nghiệp bạn. Một cách hay mà bạn có thể áp dụng đó là chia khung số lượng sản phẩm tương ứng với mức giá sỉ khác nhau để thúc đẩy họ lấy nhiều hàng.

Định giá sản phẩm được xem là một khâu vô cùng quan trọng trong quá trình bán hàng tuy không phải là việc khó khăn nhưng nó cũng không hề đơn giản.

Đọc thêm

0 đánh giá Các bước định giá sản phẩm hiệu quả

5
5
0 đánh giá
4
0 đánh giá
3
0 đánh giá
2
0 đánh giá
1
0 đánh giá
Chọn đánh giá
Messenger
Chat ngay
Chat hỗ trợ
Chat ngay